Lưu trữ tài sản bằng kim loại quí là một hình thức đã có từ rất lâu. Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trứoc, khi lạm phát tiền đồng đang phi mã, ngoại tệ được độc quyền bởi nhà nước thì người dân tích trữ hàng hoá (phân phối hoặc ngoài chợ đen). Với số ít người có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì vàng gần như là sự lựa chọn đảm bảo an toàn, bí mật duy nhất. Sở dĩ nói như vậy vì vào thời điểm đó việc cất giữ hàng hoá hay vàng đều đem lại ít nhiều sự phấp phỏng lo âu cho chủ sở hữu bởi qui định pháp luật và cả những định kiến khắt khe về quyền sở hữu cá nhân thời kỳ trước đổi mới. Vàng khi đó được giữ dưới dạng chế tác nhẫn, vòng, kiềng,...vàng thỏi hay vàng miếng có thương hiệu chiếm số ít, có thể kể ra ở đây như vàng Kim thành.
Khi đất nước mở cửa, hoạt động kinh doanh kim loại quí có bước phát triển mới. Mức sống của người dân được nâng cao, việc mua bán vàng cũng trở nên dễ dàng thông thoáng hơn. Chức năng của vàng cũng thay đổi, không chỉ còn là phương tiện bảo đảm tài sản chống lạm phát, vật qui chiếu giá trị trong mua bán (thói quen mua bán nhà đất qui chiếu theo vàng đã từng ăn sâu một thời gian rất dài) mà đã thực sự trở thành kênh đầu tư như các loại hàng hoá khác. Vàng nữ trang hay mĩ nghệ không thể đáp ứng các chức năng đó, thay vào đấy các thương hiệu vàng miếng mạnh lần lượt ra đời. Hạn chế của vàng trang sức, mĩ nghệ là sự kém rộng rãi, giá trị phụ thuộc vào cơ sở chế tác. Một ví dụ tiêu biểu khi bán vàng nữ trang, bạn cần cố gắng bán tại đúng tiệm vàng đã chế tác ra nó mới được giá, còn nếu không vàng đó được gọi là "vàng hồi" và được định giá thấp hơn nhiều với giá bán trước. Giá trị mua hay bán của vàng miếng thương hiệu tại các địa điểm kinh doanh khác nhau cũng có độ vênh nhưng nhỏ hơn nhiều so với vàng trang sức. Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc giao dịch trên sàn vàng cũng chỉ có loại vàng miếng được chấp nhận.
Vàng miếng hầu hết là loại vàng có độ tinh khiết 99.99, khối lượng đóng gói loại phổ biến nhất là 1 lượng, 2 lượng. Sau này để đáp ứng nhu cầu các loại nhỏ hơn như 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ đã ra đời. Do khối lượng nhỏ, công chế tác nhiều hơn, số lượng miếng ít nên giá thành các loại vàng miếng nhỏ thường cao hơn các loại vàng miếng lớn 1 chút.
Dưới đây là các thương hiệu vàng miếng phổ biến:
1.Vàng SJC
Sản phẩm của Công ty Vàng bạc đá quí Sài gòn SJC
Chất lượng vàng: 99.99
Các loại vàng miếng: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng, 10 lượng, 1kg
Đây là thương hiệu vàng miếng phổ biến và lưu hành rộng rãi nhất
2.Vàng AJC hay AAA
Sản phẩm của Tổng Công ty Vàng AGRIBANK Việt Nam
Ra đời từ 12/11/2004
Chất lượng vàng : 99.99
Các loại vàng miếng: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng
3.Vàng Rồng Thăng long
Sản phẩm của Công ty TNHH Vàng bạc đá quí Bảo tín Minh châu
Chất lượng vàng : 99.99
4.Vàng Phượng hoàng PNJ-DAB
Sản phẩm của Công ty Cổ phần vàng bạc đá quí Phú Nhuận (PNJ) và Ngân hàng Đông Á (DAB)
Ra đời 23/04/2008
Các loại vàng miếng : 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng
Chất lượng vàng : 99.99
5.Vàng ACB
Sản phẩm của Ngân hàng Á Châu
Ra đời 12/08/2008
Các loại vàng miếng: 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng
Chất lượng vàng: 99.99
6.Vàng Thần tài Sacombank-SBJ
Sản phẩm của Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-SBJ
Ra đời 28/11/2008
Chất lượng vàng : 99.99
Các loại vàng miếng: 0.5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng
Nguồn: www.dichvusohoa.com
Dịch vụ làm visa hoặc dịch vụ làm visa đi Mỹ LIên hệ 01695237857 để biết thêm chi tiết về thủ tục visa đi MỸ Úc Nhật và các nước trên thế giới
ReplyDelete