Tuesday, May 14, 2013

Ăn thử bánh tráng trộn Sài Gòn ở Đà Nẵng

0:19:39 25/01/2012

 

Chất lượng của quán cũng khá ổn đấy bạn ạ.

Ngoài một vài hàng bánh tráng trộn nhỏ lẻ khác, thì hàng bánh tráng trộn Sài Gòn ở gần ngã tư Lê Duẩn - Hoàng Hoa Thám có vẻ được nhiều teen biết đến hơn cả. Một phần vì địa điểm của quán nằm ở cung đường hút khách nhất nhì Đà Nẵng, một phần là chất lượng của quán cũng tạm được.



Quán nằm ở lề đường nên bạn rất dễ thấy, điều bất tiện là vì quán vỉa hè nên bạn không có chỗ để xe rộng rãi, thoải mái cho lắm. Người ta kê vài cái bàn nhựa gần đó rồi mình chỉ gọi món và thưởng thức thôi.



Trên mỗi bàn, người ta đã chuẩn bị sẵn một gói bánh phồng tôm để ăn trước hoặc ăn kèm với bánh tráng cũng khá hay. Bánh phồng tôm ở quán chiên giòn, ráo mỡ, người ta chiên loại phồng tôm lát dày nên ăn rất ngon. Nhiều bạn sau khi ăn xong còn mua vài bịch đem về nữa đấy. Tuy là món phụ nhưng bánh phồng tôm ghi điểm rất nhiều.



Bánh tráng trộn ở quán này nguyên liệu chưa phong phú và tỉ lệ cũng không đều lắm. Mỗi bát lớn như thế này chỉ có một quả trứng cút, một ít xoài thái sợi, sa tế, đậu phộng kèm chút hành và rau răm. Trong khi bánh tráng thì khá nhiều, chiếm gần hết bát, nên cả về hình thức lẫn vị của nó không đều. Khi ăn, bạn trộn tất cả nguyên liệu cùng bánh tráng với nhau. Bánh tráng ở đây hơi cứng và rất dai chứ không có chút mềm như bánh tráng trộn Sài Gòn.

Riêng về gia vị, người ta trộn hơi quá đường và các loại phụ gia nên khi ăn có cảm giác vị ngọt nhiều nhất. Ăn đến gần nửa bát thì cảm thấy rõ vị ngấy của nhiều loại nguyên liệu trộn vào nhau.



Nhìn chung thì quán bánh tráng trộn này tạm được. Phù hợp khi ăn vặt hay tụ tập bạn bè. Chỉ cần 20K thôi là bạn đã ăn no nê bánh tráng và bánh phồng tôm rồi.

Nhớ hoài bánh tráng Tây Ninh

Cập nhật ngày: 03/05/2013 21:22:46

(BTN)- Đi dọc đất nước, từ Bắc chí Nam, vùng, miền nào, địa phương nào cũng có làm bánh tráng, tuy cái bánh có khác biệt nhau chút ít về màu sắc, mùi vị hay gia vị.
1. Cái bánh tráng- còn gọi bánh đa, nguyên liệu chủ yếu làm nên là bột gạo, hoặc bột khoai, bột sắn… không rõ có nguồn gốc, xuất xứ từ nơi nào trên đất Việt Nam ta! Song có điều chắc chắn là bánh đã có từ rất lâu đời, có người cho đây là lương khô của cha ông ta ngày xưa trên đường đánh giặc, khi phải hành quân xa trong điều kiện khó khăn, gian khổ…
Bánh tráng me Tây Ninh
Đi dọc đất nước, từ Bắc chí Nam, vùng, miền nào, địa phương nào cũng có làm bánh tráng, tuy cái bánh có khác biệt nhau chút ít về màu sắc, mùi vị hay gia vị. Ví như có nơi bỏ mè nhiều, có nơi thêm hành lá hay trộn chút ít gừng… Nhưng cơ bản đều giống nhau ở các công đoạn xay bột, hấp, tráng bánh, phơi bánh và là món quà quê độc đáo để ăn vặt, người lớn khi đi chợ thường mua về làm quà cho con cháu. Bánh tráng đã đi vào ca dao của người Bình Định xưa: “Đi xa nhớ bánh tráng mè/ Mùa quê phảng phất dặm hoè hương đưa”. Và ở phương Nam: “Muốn ăn bánh tráng cho giòn/ Muốn thương cô gái cho tròn lòng trinh”. Xem ra bánh tráng không thể thiếu trong thói quen ẩm thực của người Việt.
2. Bánh tráng Tây Ninh, khởi thuỷ theo chân những người dân “ngũ quảng” đi về phương Nam mở cõi, khai hoang, lập ấp hình thành nên xứ Tây Ninh ngày nay nhưng cũng không biết từ khi nào, thương hiệu “bánh tráng Trảng Bàng” được lưu danh trong giới ẩm thực, được nhiều nơi trong cả nước biết tiếng và ưa chuộng, đặc biệt là bánh tráng phơi sương. Ở miền Nam trước đây thường truyền tụng “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sa Đéc” nhưng xem ra cũng chưa nổi danh bằng bánh tráng Tây Ninh với cách ăn dân dã, phù hợp với nhiều lứa tuổi và nhất là bình dân, vừa với túi tiền ít ỏi của những người lao động nghèo, học sinh, sinh viên… (không loại trừ những người giàu có, sành ăn uống) với các món: bánh tráng muối (muối ớt, muối tôm), bánh tráng mắm me và bánh tráng trộn. Chúng đã có mặt khắp nơi trong cả nước, trên một gánh hàng rong, một chiếc xe đẩy hay trong các nhà hàng đặc sản sang trọng. Câu chuyện kể của một cô giáo vùng sâu, càng khiến tôi thêm ấn tượng về món bánh tráng muối.
Lớp học nhằm vào một buổi sáng mưa rất lớn. Học trò và cô giáo vào lớp học muộn, bài tập đọc vừa chép xong, cô giáo gõ thước cho học sinh đọc. Cả lớp im phăng phắc, có tiếng gì như tiếng nhai nhóc nhách rất khẽ. Cô giáo nhìn xuống cả lớp, hình như các em đang nhai cái gì? Không lẽ cả lớp hôm nay nhai kẹo xing-gum- một món sang trọng mà các em học sinh quê mùa ở đây ít khi tiếp xúc. Cô giáo lẳng lặng đi xuống kiểm tra các em, trong hộc bàn mỗi em là một gói bánh tráng muối mà người ta gọi là “bánh tráng si-da” (tức những miếng bánh tráng cắt vụn) ăn với muối ớt. Hoá ra các em đến trường mà chưa kịp ăn sáng! Cô giáo không rầy la, hai mắt chợt rưng rưng…
Đặc sản bánh tráng muối ớt Tây Ninh
3. Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ, là xứ đất gò, cách xa biển, không sản xuất muối nhưng lại nổi tiếng về muối ớt và muối tôm. Muối được rang, xay nhuyễn cùng với ớt và các gia vị cần thiết như con ruốc khô, bột ngọt… được gọi là muối ớt, hoặc thêm nhiều tôm khô xay nhuyễn thì gọi là muối tôm, màu sắc đỏ gạch, trông rất bắt mắt, để dành ăn trái cây, với cơm hay những món khác. Bánh tráng làm ra, để được tròn trịa, hay vuông vắn, người ta đưa vào máy, cắt bỏ những phần dư thừa, những vụn bánh tráng đó được gọi là “bánh tráng si-da”, đem trộn với dầu phộng, bỏ thêm chút hành phi, cuốn với muối ớt, sang hơn thì muối tôm, cứ một bịch giá chừng vài ba ngàn, đem bán ở các trường học, đắt như tôm tươi. Các em ăn vặt “giặm” thêm vào bao tử sau những giờ học, có khi ăn trừ bữa sáng, uống ly đá lạnh là no đến trưa. Tất nhiên, quà nghèo không thể gọi là ngon, song cái vị béo ngọt của bánh tráng, vị mặn đậm đà của muối, cay cay của ớt, lại có sức hấp dẫn không thể chối từ đối với lũ học trò nhỏ.
Bánh tráng mắm me, lại ở một cấp độ “nâng cao” của nghệ thuật ẩm thực, là món hấp dẫn hầu hết các cô cậu học trò tuổi teen và cả những người lớn tuổi. Cũng là những mẩu bánh tráng vụn ấy, hoặc nguyên cả cái bánh tráng, đem cuốn với hành, tỏi phi giòn, đậu phộng rang giã giập, trứng cút cắt nhỏ, chấm với nước mắm me được pha chế theo công thức đặc biệt gồm nước me thật sệt, nước mắm ngon, ớt xay nhuyễn hoặc sa tế. Cái tài tình và cuốn hút người ăn, chính là những chén mắm me mới trông đã ứa nước miếng ấy! Tuỳ chất lượng và các thành phần ăn kèm như trứng cút, khô bò, tôm khô… mà gói bánh tráng me có giá từ sáu đến mười ngàn hoặc cao hơn là mười lăm ngàn đồng, cho hai, ba người bạn ăn chung với nhau. Người lớn cần thêm ly đế hoặc lon bia, càng thêm… bắt mua nữa. Trước đây, bánh tráng mắm me bán tại các điểm gần trường học, căn tin nhà trường ở Tây Ninh, nay đã thấy có bán ở khắp nơi- thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và cả thủ đô Hà Nội. Ngay tại cửa khẩu Mộc Bài đi Ba-vet Campuchia, rất nhiều người bán bánh tráng mắm me. Người Khmer qua lại, kể cả một số du khách người phương Tây cũng “hảo” món bánh tráng chấm mắm me này. Có người buôn bán qua lại Bến Cầu, mỗi lần về mua cả chục gói, nói để biếu tặng hàng xóm.
Từ món bánh tráng me Tây Ninh, khẩu vị ẩm thực của người sáng chế và thưởng thức thêm một lần nữa được “nâng cấp”, qua hình thức chế biến bánh tráng trộn. Và bánh tráng trộn bình dân bán rong ở các cổng trường, dường như có tính sáng tạo từ dĩa đu đủ nạo với khô bò, hoặc món bò bía trước đây? Khác chăng là bánh tráng được cắt thành từng miếng dài, trộn chung với muối tôm, nước mắm me, hành, tỏi phi, sa tế, tép rang, trứng cút, rau răm, đậu phộng rang, khô bò xé sợi… chỉ mới kể sơ đã nghe bao tử sôi réo, dịch vị tiết ra và cơn thèm đã khiến muốn “măm măm” liền dĩa bánh tráng trộn.
Bánh tráng trộn vào các nhà hàng đặc sản, các quán nhậu có thêm các nguyên liệu như mực khô nướng xé nhỏ, gan bò khô, mực ống luộc, xoài thái sợi mỏng… Và như thế, một dĩa bánh tráng trộn cho bốn người ăn ở những nơi này giá không dưới trăm ngàn đồng. Nhưng ngon, dở của món bánh tráng trộn vẫn do bí quyết pha chế chén nước mắm me sền sệt chua, ngọt, béo, bùi rất đặc biệt, còn các món khác chỉ là thêm hương vị nhưng nếu phải so sánh công bằng, thì ăn món bánh tráng trộn ở Tây Ninh vẫn thấy đậm đà hương vị của nơi xuất xứ và giá cả cũng mềm hơn rất nhiều.
TRẦN HOÀNG VY

Cách tìm kiếm nguồn hàng hiệu quả

ạn đã có ý tưởng, thị trường, khách hàng, địa điểm kinh doanh cũng như khả năng thu lợi nhuận, thế nhưng còn một vấn đề bạn chưa biết là tìm đâu ra sản phẩm để chất lên các giá hàng.
Việc tìm nguồn hàng không hoàn toàn là "tìm kim đáy biển". Trước hết, hãy nỗ lực tìm kiếm quan hệ với các nhà sản xuất phân phối sản phẩm theo nhiều kênh khác nhau, đặc biệt nên chú ý tìm trên các tạp chí và triển lãm thương mại. Các chuyên gia cho rằng, đây là hai kênh tìm kiếm tốt nhất.
Hai kênh tìm kiếm tốt nhất. Chỉ riêng các triển lãm thương mại cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin và cơ hội. Đó không chỉ là các xu hướng hàng hoá mới, thông tin về thị trường và khách hàng, cơ hội xây dựng quan hệ với các nhà cung cấp lớn.
Triển lãm thương mại là dịp rất tốt để so sánh hàng loạt giá cả, chất lượng hàng hoá mà không phải đi đâu xa. Thông qua những kênh thông tin đại chúng thuận tiện nhất như báo chí, truyền hình, Internet... bạn hãy tìm hiểu thông tin về các cuộc triển lãm thương mại, hãy nghiên cứu thông tin có sẵn về những đơn vị tham gia trưng bày để chuẩn bị trước cho mình nội dung công việc cần làm khi tiếp xúc với các công ty mà bạn quan tâm nhất.
Tạp chí thương mại là nơi tìm kiếm các công ty bạn muốn liên hệ một cách ít tốn kém nhất. Hãy thường xuyên tìm hiểu thông tin về bất cứ công ty nào có thể cung ứng các sản phẩm mà bạn cần rồi thử tìm xem liệu họ có sắp tham gia một cuộc triển lãm tới đây mà bạn có thể tham dự không.
Các tổ chức thương mại hay các hội công nghiệp, kể cả các tổ chức quốc tế, có liên quan đến các sản phẩm mà bạn quan tâm cũng là một kênh thông tin quan trọng và có giá trị. Các tổ chức này có nhiệm vụ thương mại với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của cả người mua và người bán. Đặc biệt, họ có quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất ở trong nước cũng như nhiều nước khác.
Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được đúng hội công nghiệp? Hãy tham khảo các tài liệu trợ giúp xác định địa chỉ như danh bạ về các hội, các hội thương mại và nghiệp vụ khác, tìm kiếm trên mạng... Sử dụng trang web để tìm kiếm các nhà cung cấp là cách khai thác đặc biệt rẻ tiền nhưng rất hiệu quả. Với các công cụ tìm kiếm mạnh như Google, có thể tìm thấy các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Các công ty khu vực, các cửa hàng bán lẻ thành công ở một khu vực địa lý cũng là một nguồn hàng tốt.
Hãy bắt đầu bằng cách quan hệ với người của công ty hoặc cửa hàng đó. Hỏi xem liệu họ có muốn bán sản phẩm của họ ở thành phố quê hương của bạn không. Nếu đã thành công ở một khu vực nào đó, công ty hoặc cửa hàng sẽ muốn mở rộng hoạt động. Họ chưa làm chỉ vì không có vốn đó thôi.
Tìm ra người cung cấp hàng mới chỉ là bước đầu tiến tới việc có đầy ắp hàng hoá trên các kệ hàng. Bước tiếp sau đó, cần phải gây được ấn tượng với nhà cung cấp. Các chuyên gia cho rằng, phải chứng tỏ được mình là một doanh nghiệp chứ không phải là người tiêu dùng. Cần nghiêm túc quan tâm tới việc xây dựng công việc kinh doanh chứ không phải chỉ là chủ sở hữu. Nên nhớ rằng một số công ty, đặc biệt là công ty quốc tế thường thích quan hệ với các nhà bán buôn hơn là bán lẻ.
Vì vậy, hãy sẵn sàng chuẩn bị để đặt yêu cầu với một công ty riêng biệt để xem bạn có thể giành được mức nào.
Tìm người cung cấp lâu dài và ổn định. Khi tiếp xúc lần đầu với người cung cấp hàng có tiềm năng, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng những nội dung công việc cần làm, những gì cần nói. Đặc biệt bạn cần có kế hoạch kinh doanh và cho nhà cung cấp lý do để quan hệ kinh doanh với bạn. Thư tín dụng của ngân hàng, thư giới thiệu của những người từng biết bạn có thể đảm bảo cho sự đáng tin cậy của bạn là rất cần.
Có một quy định, nếu bạn quan hệ kinh doanh với một người nào đó, hãy định ra ngay từ đầu các quy định về mối quan hệ này. Bạn cần bao nhiêu người cung ứng hàng hoá? Chỉ cần đủ thôi, các chuyên gia khuyên. Trong các tình huống bình thường, bạn muốn có ít nhất 2-3 người cung ứng hàng. Có người cung ứng bổ trợ là một ý tưởng hay trong trường hợp một trong những người cung ứng không phải lúc nào cũng thông suốt. Nếu bạn chỉ có duy nhất một nhà cung ứng thì tương lai của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Nếu có điều gì xảy đến với họ thì bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Hãy nhớ yếu tố quan trọng nhất để bán lẻ thành công là khách hàng. Ngay cả khi bạn nắm chắc nguồn hàng trong tay, bạn cũng sẽ muốn bảo đảm chắc chắn là sản phẩm đó được khách hàng hoan nghênh. Các chuyên gia khuyên rằng, một doanh nhân cần xem khách hàng của mình cần gì. Hãy thoả mãn ý muốn của họ bằng cách làm người cung cấp loại hàng đang thiếu.
(Theo TBKTVN

Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street

DAU365) - New Street Food được thành lập với sứ mệnh đem các món ăn đường phố thơm ngon, hấp dẫn đến cho các bạn nhưng vẫn đảm bảo tối đa về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng do chính New Street Food chế biến, bạn có thể yên tâm thưởng thức những món ăn đường phố khoái khẩu của mình mà không phải lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bánh tráng trộn là một món ăn thơm ngon, độc đáo, có sức hấp dẫn đặc biệt mà ngay cả đến các bạn trẻ còn đang đi học, hay những nhân viên văn phòng đều khó cưỡng lại được. Một phần bánh tráng trộn được làm nên từ nhiều nguyên liệu khác nhau như bánh tráng xắt nhỏ, khô bò, hành phi, mỡ hành, đậu phộng… trộn đều vào nhau đem lại cho món ăn một hương vị đặc trưng khó quên.

Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365
Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365

Thành phần nguyên liệu làm món ăn này đều được New Street Food tự chế biến một cách an toàn và vệ sinh. Hương vị thơm ngon truyền thống của bánh tráng trộn được giữ lại trong từng miếng bánh của New Street Food chắc chắn sẽ khiến cho bạn hài lòng.

Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365
Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365
Giá chỉ 15.000VND/phần
Đặc biệt, bạn không cần phải đi đâu xa. Dù bạn đang ở nhà, ở trường hay tại nơi công sở, chỉ cần nhắc điện thoại lên và gọi cho chúng tôi (08)3 601 28 51 - 0903 144 909. Hàng sẽ được chuyển đến tận nơi trong nội thành tp.HCM.

Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365
Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365
Ăn bánh tráng trộn theo phong cách New Street, diemanuong365, diem an uong 365

Phí giao hàng áp dụng cho các đơn đặt hàng từ 3-5 phần: 10.00VND. Đặt từ 6 phần trở lên miễn phí giao hàng tận nơi.
 
http://diemanuong365.blogspot.com/2012/11/an-banh-trang-tron-theo-phong-cach-new-street.html

các link về bánh tráng trộn

http://forum.matngu12chomsao.com/threads/banh-trang-tron-tuoi.17995/

http://f.tin247.com/21897407/%C4%82n+th%E1%BB%AD+b%C3%A1nh+tr%C3%A1ng+tr%E1%BB%99n+S%C3%A0i+G%C3%B2n+%E1%BB%9F+%C4%90%C3%A0+N%E1%BA%B5ng.html


Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre

Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre

Chủ nhật, 07/04/2013, 08:39 AM (GMT+7)
Sự kiện: Quán ngon
Bánh tráng nướng Đà Lạt vừa thơm ngậy vừa giòn tan, chắc chắn sẽ khiến các bạn trẻ Hà Thành thích mê.
Bánh tráng nướng rất nổi tiếng ở Đà Lạt, được bán trên khắp các con phố của vùng đất mộng mơ này. Nhưng tại Hà Nội, món ăn này vẫn còn là “bí ẩn”. Mới đây, một quán nhỏ trên phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm đã chính thức cập nhật thêm món ăn thú vị ấy cho các tín đồ quà vặt Hà Thành.
Đó chỉ là quán vỉa hè, trông tuềnh toàng như các tiệm trà đá ven đường. Quán lại "mới tinh", mở chừng 2 tuần nay, nếu không nhờ tấm biển quảng cáo đặc sản bánh tráng nướng Đà Lạt sáng trưng thì có lẽ chẳng mấy ai buồn để mắt. Thậm chí khách đỗ xe, tạt vào rồi vẫn không khỏi hoài nghi: “Biết ngồi đâu bây giờ?”. Khi ấy, cô bé nhân viên sẽ xếp cho bạn vài chiếc ghế nhựa một cách gọn gàng nhất có thể trên phần vỉa hè khiêm tốn. Tài sản lớn nhất của quán có lẽ là chiếc bếp nướng than hoa với mấy hộp đồ ăn để bên dưới. Đó cũng chính là nơi sẽ khiến bạn hiếu kì nhất.
Ở đây, món ăn được chế biến trực tiếp ngay trước mặt khách. Ban đầu, bạn sẽ thấy chủ quán bỏ chiếc bánh tráng tròn, dày dặn lên vỉ nướng trên bếp than hồng rồi phết một ít dầu ăn vào. Kế đó, họ đập một quả trứng và nhanh tay dàn đều ra khắp bề mặt bánh. Tiếp theo, bỏ ít phô mai, hành hoa thái nhỏ. Khi trứng với bánh đa bắt đầu chín nổi phập phồng thì cũng là lúc mùi thơm dậy lên nức mũi thực khách. Cuối cùng, chủ quán rắc thêm nhân bánh gồm thịt gà, thịt bò, xúc xích… Tất cả các thao tác chỉ mất chừng 5 phút là đã hoàn thành xong món bánh tráng nướng nóng giòn.
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 1
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 2
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 3
Được mệnh danh là “pizza Đà Lạt”, bánh tráng nướng trông rất hấp dẫn. Khi bưng ra, nhân viên quán sẽ không quên đưa cho bạn một chai nước sốt chua ngọt, một chai tương ớt ăn kèm cùng một chiếc kéo để bạn tự cắt bánh. Cắt vuông, tròn hay tam giác tùy ý, miễn sao bạn có thể dễ dàng cầm miếng bánh đưa lên miệng một cách ngon lành nhất.
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 4
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 5
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 6
Quả thật, nếu lần đầu tiên thưởng thức thì chỉ ngay từ "nhát cắn" đầu tiên, khi miếng bánh vỡ vụn thành tiếng trong miệng, hầu như ai cũng "khoái" món bánh tráng nướng ngay tắp lự. Nó được so sánh với pizza không hề khập khiễng. Cũng thơm nức mũi, cũng đủ vị mặn, cay, ngậy, bùi, đã thế lại giòn tan, ăn đến đâu sướng miệng đến đó. Rất hiếm khách nào vào đây chỉ gọi một chiếc rồi đứng dậy. Bánh trông to nhưng mỏng nên người háu ăn chỉ "vài đường cơ bản" là đã hết veo. Nếu đi hai người, ít nhất bạn phải gọi 3 chiếc mới hết cảm giác thèm thuồng.
Bánh tráng nướng của quán này có nhiều vị cho bạn lựa chọn. Ngon và đắt nhất là bánh thập cẩm, đầy đủ trứng, pho mai, xúc xích, bò, gà, hải sản, giá 25.000 đồng. Rẻ nhất là bánh tráng nướng chỉ có hành với pho mai giá 10.000 đồng.
Bánh tráng nướng mới lạ phố Hàng Tre - 7
Bánh tráng nướng thập cẩm đắt nhất
Ngoài ra, quán còn có món bánh tráng trộn Sài Gòn giá từ 18.000 - 22.000 đồng, cũng có vẻ được nhiều khách gọi ăn và mang về. Bánh tráng trộn bán cả ngày nhưng riêng bánh tráng nướng Đà Lạt chỉ phục vụ từ tầm 5h chiều trở đi. Hơn nữa, quán này phải đến buổi tối mới cơi nới được diện tích, để khách có thể ngồi thoải mái ở dãy vỉa hè dài cạnh đó.
Theo Hoàng Nhi (Infornet)

Tự làm bánh tráng trộn ăn ứa nước miếng

Nguyên liệu cần có:
- Bánh tráng khô
- 1 quả xoài xanh
- 10 quả trứng cút
- 3 trái tắc (quả quất)
- 5gr ruốc khô giòn
- 40gr khô bò sợi
- Hành lá, hành tím
- Sa tế, dầu ăn, nước tương, muối Tây Ninh
- Rau răm
- Đậu phộng (lạc)
Cùng làm nhé:
Bước 1:
Đầu tiên, các ấy dùng kéo cắt bánh tráng thành các đoạn dài. Bánh tráng này mua ở siêu thị hay chợ đều có.
Bước 2:
Tiếp theo gọt vỏ xoài và bào thành sợi dài nhé.
Bước 3:
Bạn xắt hành tím thành lát mỏng rồi phi cho thật thơm.
Bước 4:
Mình pha sa tế với dầu ăn và thêm tí tóp mỡ chiên giòn nữa nha.
Bước 5:
Hành lá rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ ra, dầu ăn nóng đổ vào để làm nước mỡ hành.
Bước 6:
Sau đó, bạn luộc trứng cút chín rồi bóc vỏ sạch sẽ, khô bò xé nhỏ ra.
Bước 7:
Chúng mình cho bánh tráng, xoài vào một cái đĩa có đáy sâu hoặc cái bát lớn đồng thời cho khô bò, ruốc khô, mỡ hành, nước sa tế vào bát.
Rắc cho tí muối và nước tương vào trộn đều tay.
Bước 8:
Vắt thêm 1 trái tắc (quả quất) vào sẽ dậy mùi hơn.
Bước 9:
Cuối cùng, cho rau răm cắt nhỏ và đậu phộng (lạc) vào, trộn lại lần cuối là xong.
Măm măm nào các ấy ơi.
Bánh tráng thơm thơm, cay cay ăn thật là đã miệng.
Chúc các ấy ngon miệng!
Út Faifoo